Hướng dẫn trình bày khóa luận tốt nghiệp chuẩn các trường

Như hầu hết các bài tập ở đại học/cao đẳng, việc biết cách trình bày khóa luận tốt nghiệp giúp bạn thể hiện rõ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình. Từ đó hội đồng trường có thể đánh giá chính xác năng lực thực tế của bạn, tăng khả năng đạt kết quả cao hơn khi tốt nghiệp và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Hãy xem tiếp, Vietthuediemcao sẽ hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao cho bạn. 

Khóa luận tốt nghiệp là gì?

Khóa luận tốt nghiệp là bài nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận/đề xuất về một đề tài nào đó trong ngành học. Nó phản ánh rõ kỹ năng và những gì sinh viên đã học được tại trường, đồng thời trau dồi và củng cố kiến thức để đưa đến thực tiễn, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. 

Lưu ý: Sinh viên cần phải trình bày khóa luận tốt nghiệp và bảo vệ nó trước những truy vấn từ hội đồng giảng viên để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu. 

Tìm hiểu về khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu về khóa luận tốt nghiệp

Đề cương khóa luận tốt nghiệp gồm những gì? 

Cấu trúc của một khóa luận tốt nghiệp sẽ gồm 10 bộ phận và được xếp theo thứ tự dưới đây:

  1. Trang bìa.
  2. Trang phụ bìa.
  3. Lời cam đoan.
  4. Phần ghi chú các cụm từ hoặc từ viết tắt.
  5. Mục lục.
  6. Phần mở đầu.
  7. Nội dung khóa luận.
  8. Kết luận.
  9. Tài liệu tham khảo.
  10. Phụ lục (nếu có).

Quy tắc trình bày khóa luận tốt nghiệp 

Nắm rõ cách trình bày khóa luận tốt nghiệp giúp bạn tạo thiện cảm đối với hội đồng trường. Bên cạnh đó, việc này còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tính kỹ lưỡng của bạn đối với nhiệm vụ của bản thân. Sau đây, Vietthuediemcao sẽ hướng dẫn bạn cách viết khóa luận tốt nghiệp điểm cao: 

Yêu cầu về hình thức chung của khóa luận

Một khóa luận đạt tiêu chuẩn sẽ cần đảm bảo thực hiện đủ các yêu cầu thống nhất về hình thức: 

  • Trình bày mạch lạc, rõ ràng, có đánh số cho trang, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ.
  • Không tẩy xóa khi đã tiến hành đóng quyển.
  • Sử dụng Microsoft Word để viết khóa luận.
  • Font chữ Times New Roman.
  • Cỡ chữ 13 cho toàn bộ nội dung đoạn, câu văn, ghi chú,… 
  • Phong cách chữ Regular (bình thường).
  • Tỷ lệ chữ là 100%.
  • Khoảng cách chữ Normal (bình thường).
  • Khoảng cách dòng là 1.3.
  • Thiết lập trang: Lề trên 2,0 cm, lề dưới 2,5 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm. 
  • Đánh số trang bên dưới, ở giữa và bắt đầu từ trang “Phần mở đầu” đến hết các trang “Kết luận”.
  • Trang phụ bìa, lời cam đoan, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục sẽ không cần đánh số trang.
  • In ấn khóa luận trên một mặt giấy khổ A4 (kích thước 210 x 297 mm).
  • Độ dài khóa luận từ 40 – 50 trang (không tính trang phụ bìa, lời cam đoan, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục). 
Tìm hiểu cách trình bày khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu cách trình bày khóa luận tốt nghiệp

Trình bày khóa luận tốt nghiệp cho từng phần

Trang bìa

Bạn sẽ sử dụng cấu trúc trang bìa theo quy định khác nhau của từng trường. (Tham khảo các khóa luận của anh chị đi trước).

Trang phụ bìa

Tương tự, hình thức trình bày trang phụ bìa cũng cần tuân theo tiêu chuẩn riêng của mỗi trường. Bạn có thể hỏi giảng viên hướng dẫn hoặc anh chị khóa trước để được hỗ trợ. 

Lời cam đoan

Nội dung của lời cam đoan: 

Cấu trúc lời cam đoan trong khóa luận
Cấu trúc lời cam đoan trong khóa luận

Phần ghi chú các cụm từ hoặc từ viết tắt

Khi trình bày khóa luận tốt nghiệp đối với phần danh mục chi chú các từ viết tắt (nếu có), bạn cần lập bảng:

  • Viết tắt tiếng Việt: 2 cột (Từ viết tắt, Từ đầy đủ).
  • Viết tắt tiếng Anh – Việt: 3 cột (Từ viết tắt, Từ đầy đủ, Nghĩa tiếng Việt).

Lưu ý: Sắp xếp thứ tự các từ viết tắt theo bảng chữ cái alpha B (A, B, C, D, E,…).

Mục lục

  • Mục lục chỉ bao gồm các tiểu mục đến hàng 3 (gồm 3 chữ số, ví dụ: 3.1.1). 
  • Các tên chương, mục, tiểu mục ở phần mục lục và nội dung khóa luận phải giống nhau. 
  • Có đánh số/ghi chú số trang tương ứng với từng tên chương, mục, tiểu mục.
  • Không liệt kê chi tiết những mục nhỏ bên trong phần mở đầu.

Phần mở đầu

Trong cấu trúc trình bày khóa luận tốt nghiệp, phần mở đầu sẽ bao gồm các nội dung theo thứ tự:

  1. Lý do chọn đề tài.
  2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
  3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
  5. Phương pháp nghiên cứu.
  6. Bố cục tổng quát của khóa luận tốt nghiệp. 

Nội dung khóa luận

  • Yêu cầu khóa luận không giới hạn số chương tối đa, nhưng phải có ít nhất 2 chương. (Độ dài/ngắn phụ thuộc vào đề tài và sự thống nhất của giảng viên hướng dẫn với sinh viên).
  • Yêu cầu khóa luận không giới hạn số mục/tiểu mục tối đa trong mỗi chương, nhưng phải có ít nhất 2 mục/tiểu mục. 
  • Các tiểu mục chỉ được đánh số đến hàng 4 (4 chữ số, ví dụ: 3.1.1.1). 
  • Cần có phần “Kết luận chương” (in đậm, viết hoa, không đánh số) ở cuối từng chương. 
  • Số thứ tự của mục/tiểu mục được ghi chú bằng chữ số Ả Rập (số đầu tiên chính là số chương). Ví dụ: 1.1 nghĩa là phần 1 của chương 1. 
Trình bày nội dung trong khóa luận
Trình bày nội dung trong khóa luận

Kết luận

Đảm bảo làm rõ được nội dung chính và kết quả đạt được trong khóa luận. Có thể đề xuất hoặc đóng góp thêm dữ liệu/kiến thức mới đã được chứng minh tính đúng đắn khi nghiên cứu. Trình bày khóa luận tốt nghiệp đối với phần kết luận sẽ yêu cầu tính ngắn gọn, không bình luận thêm, không có lời bàn. 

Tài liệu tham khảo

Quy tắc chung về cách trình bày khóa luận tốt nghiệp đối với phần tài liệu tham khảo: 

  • Tất cả tài liệu tham khảo trong khóa luận cần được liệt kê rõ ràng và chính xác, bao gồm trích dẫn và tài liệu có đề cập đến.
  • Liệt kê tài liệu tiếng Việt trước, sau đó đến tài liệu nước ngoài (phải giữ nguyên văn, không dịch, không phiên âm). 
  • Tài liệu nước ngoài đã chuyển sang tiếng Việt thì bổ sung ở khối tài liệu tiếng Việt. 
  • Tác giả người Việt viết tài liệu tiếng nước ngoài thì bổ sung nó ở khối tiếng nước ngoài.
  • Sắp xếp tài liệu theo thứ tự ABC dựa vào tên tác giả. Hoặc xếp theo tên cơ quan ban hành ấn phẩm/báo cáo nếu không có ghi chú tác giả. 
  • Mọi thông tin về tài liệu chỉ trình bày trong một cụm từ và dãn dòng đơn. 
  • Số thứ tự của tài liệu sẽ đánh liên tục từ 1, 2, 3,… và không phân biệt tài liệu tiếng Việt hay tiếng Anh. 
  • Tham khảo tối đa 30 tài liệu. 

Hình thức trình bày các nguồn tài liệu tham khảo phổ biến: 

  • Tham khảo sách: Tên tác giả (hoặc người biên soạn). Năm sản xuất. Tên sách (in nghiêng), số tập, số lần tái bản (nếu có). Nhà xuất bản và nơi xuất bản.
  • Tham khảo báo, tạp chí: Tên tác giả. Năm xuất bản. Tiêu đề bài báo. Tên tạp chí (in nghiêng), số tạp chí/trang bắt đầu – kết thúc. 
  • Tham khảo khóa luận năm trước: Tên tác giả. Năm xuất bản. Tên khóa luận. Chuyên ngành và trình độ tốt nghiệp, tên trường. 
  • Tham khảo từ internet: Tên tác giả, tiêu đề, năm xuất bản, link dẫn đến dữ liệu. 

Phụ lục (nếu có)

Phần này bao gồm các bảng biểu, mẫu hợp đồng, bản án, điều tra xã hội học, mẫu phiếu khảo sát, kết quả khảo sát có liên quan đến đề tài mà không tiện đưa vào nội dung khóa luận. Và bạn cần lưu ý cách trình bày khóa luận tốt nghiệp như sau:

  • Nếu có bảng/phiếu điều tra phải thể hiện đúng hình thức đã sử dụng trước đó, không hiệu đính lại. 
  • Số thứ tự của phụ lục được đánh từ 1, 2, 3,… (ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3,…).
  • Có thể bổ sung thêm ảnh minh họa khi cần thiết. 
Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp
Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp

Kinh nghiệm viết khóa luận đạt điểm cao

  • Bắt đầu sớm: Hãy bắt đầu làm khóa luận càng sớm càng tốt, dành thời gian để nghiên cứu và lập kế hoạch sẽ giúp bạn tránh bị áp lực cuối kỳ. Và đừng quên lên một kế hoạch vụ thể, phân chia thời gian cho việc nghiên cứu, viết và chỉnh sửa khóa luận. 
  • Chú trọng vào phần kết luận: Đảm bảo nó phải mạch lạc và thuyết phục vì nó là cơ hội để bạn tổng kết lại những điểm chính và đưa ra kết luận quan trọng sau khi nghiên cứu đề tài. 
  • Tận dụng sự hỗ trợ từ giảng viên: Đảm bảo bạn duy trì liên lạc thường xuyên với giảng viên hướng dẫn của mình. Và đừng quên đề xuất gặp mặt định kỳ để quản lý  tiến độ và nhận phản hồi/nhận xét từ họ.
  • Nghiên cứu thực địa (nếu cần thiết): Nếu đề tài của bạn đòi hỏi, hãy xem xét việc thực hiện nghiên cứu thực địa để thu thập dữ liệu cụ thể, phong phú và thuyết phục hơn.
  • Kiểm tra lại và chỉnh sửa: Sau khi hoàn thành bản nháp, dành thời gian để kiểm tra lại và chỉnh sửa khóa luận của bạn. Đảm bảo rằng mọi phần đều logic, rõ ràng và không có lỗi sai ngữ pháp hoặc chính tả sẽ giúp tăng thiện cảm với người đọc.
  • Chuẩn bị cho phần bảo vệ: Làm quen và hiểu rõ nội dung của bạn để sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của hội đồng bảo vệ. (Hãy học hiểu, đừng học vẹt)

Lưu ý khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp 

Nộp khóa luận

  • Chuẩn bị 2 cuốn khóa luận có chữ ký giảng viên hướng dẫn chính/phụ để gửi về Bộ môn.
  • Chuẩn bị 5 cuốn báo cáo tóm tắt khóa luận (tối đa 20 trang, lược bỏ tổng quan, thảo luận, tài liệu tham khảo và phụ lục) để gửi đến các thành viên Hội đồng chấm bảo vệ khóa luận.

Bảo vệ khóa luận

  • Sinh viên sẽ phản biện ý kiến từ Hội đồng và được đánh giá bằng cách cho điểm.
  • Khóa luận đạt tối thiểu 5 điểm sẽ thỏa điều kiện bảo vệ công trình nghiên cứu.
  • Điểm của khóa luận quyết định điểm trung bình tốt nghiệp.
  • Trường hợp kết quả nghiên cứu xuất hiện trong hội nghị, hội thảo, báo khoa học hoặc công bố rộng rãi trước khi Báo cáo tốt nghiệp, sinh viên cần nộp 1 bản sao của khóa luận về Chủ tịch Hội đồng để có đánh giá cống hiệu khoa học. 

Sau khi bảo vệ khóa luận

  • Sinh viên cần chỉnh sửa lại nội dung theo yêu cầu từ Hội đồng. Đối với trường hợp bảo lưu, không chỉnh sửa sẽ cần sự giải bày của Người hướng dẫn và sự đồng ý từ Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phản biện).
  • Chuẩn bị 1 bản tài liệu gửi đến giáo viên phụ trách Bộ môn để được góp ý về cách trình bày khóa luận tốt nghiệp trước khi hoàn thiện. 
  • Chuẩn bị 2 quyển khóa luận hoàn tất chỉnh sửa (bao gồm chữ ký giảng viên hướng dẫn) và 2 đĩa CD hộp nhựa (CD1 chứa toàn bộ khóa luận nộp về Thư viện, CD2 chứa nội dung như CD1 và bổ sung thêm số liệu thô, hình liên quan đến đề tài nghiên cứu, ảnh cá nhân, thông tin liên lạc). 
Những lưu ý khi bảo vệ khóa luận
Những lưu ý khi bảo vệ khóa luận

Mẫu khóa luận tốt nghiệp nên tham khảo 

Khoá luận Văn hóa du lịch: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, huyện Hưng Hà – Thái Bình

Mục tiêu của khóa luận là tìm hiểu và khai thác các giá trị tâm linh của di tích đền Trần tại huyện Hưng hà, tỉnh Thái Bình. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc cung cấp thông tin và sự hiểu biết sâu sắc đến khách tham quan tại ngôi đền này.

Liên hệ ZALO 03838 288 54 để nhận file word, hoàn toàn miễn phí, nhận bài ngay bạn nhé!

Khóa luận Quản trị nhân lực: Công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận tập trung phân tích và nghiên cứu để hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác tiền lương và tìm hiểu rõ thực trạng của đề tài này tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (tỉnh Thái Nguyên).

Liên hệ ZALO 03838 288 54 để nhận file word, hoàn toàn miễn phí, nhận bài ngay bạn nhé!

Thuê viết khóa luận tốt nghiệp ở đâu? 

Khóa luận tốt nghiệp là bài tập quan trọng, quyết định bạn ra trường hay không và với số điểm cuối cùng. Nếu bạn:

  • Không tự tin đạt điểm cao khi làm khóa luận.
  • Không có thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
  • Thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài. 
  • Cần người hỗ trợ làm và khắc phục các lỗi từ cơ bản đến nâng cao. 

Hãy tham khảo dịch vụ viết thuê khóa luận đạt điểm cao của Vietthuediemcao: 

  • Đảm bảo chất lượng nội dung của khóa luận. 
  • Cam kết giữ kín 100% thông tin người dùng dịch vụ.
  • Chắc chắn đúng hạn theo thống nhất trước đó.
  • Sửa chữa khóa luận miễn phí, không giới hạn số lần. 
  • Giá cả được cập nhật đáp ứng nhu cầu và quyền lợi khách hàng. 

Lời kết

Qua bài viết này, bạn đã có được những kinh nghiệm “xương máu” về cách trình bày khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao. Hy vọng, Vietthuediemcao đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và giá trị.

Xem thêm các bài tương tự:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Zalo
0383828854
mhtf3q19hjvl