Cách viết báo cáo thực tập ngành Luật điểm cao xuất sắc

Cách viết báo cáo thực tập ngành Luật là gì? Làm thế nào để làm loại bài tập này đạt kết quả cao, không mất điểm oan? Hãy theo dõi tiếp nội dung, Vietthuediemcao sẽ đưa ra những thông tin cần thiết giúp bạn dễ dàng hơn khi viết báo cáo thực tập khoa Luật. 

Mục đích của bài báo cáo thực tập

Đừng vội tìm cách viết báo cáo thực tập ngành Luật. Để hiểu rõ vấn đề cốt lõi thì bạn nên biết mục đích chính của việc nhà trường yêu cầu sinh viên làm loại bài tập này là gì. Cụ thể: 

  • Thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường, đưa lý thuyết đến gần hơn với thực hành.
  • Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng lý luận, phản biện, viết lách,…
  • Đánh giá thái độ làm việc, khả năng học hỏi, đồng thời giúp sinh viên hiểu rõ môi trường làm việc sau này.
Tìm hiểu mục đích của báo cáo thực tập Luật
Tìm hiểu mục đích của báo cáo thực tập Luật

Cách viết báo cáo thực tập ngành Luật

Cùng Vietthuediemcao tìm hiểu yêu cầu để có một bài báo cáo thực tập hoàn hảo nhé!

Dàn ý phổ biến của báo cáo thực tập Luật

Nắm rõ cấu trúc bài tập cùng là yếu tố quyết định cách viết báo cáo thực tập ngành Luật của bạn. Đề cương bài báo cáo sẽ gồm:

  1. Trang bìa.
  2. Trang phụ bìa.
  3. Lời cảm ơn.
  4. Phần đánh giá từ doanh nghiệp thực tập.
  5. Phần đánh giá từ giảng viên hỗ trợ. 
  6. Lời mở đầu.
  7. Mục lục. 
  8. Danh mục ghi chú từ ngữ viết tắt.
  9. Danh sách các bảng, ảnh, sơ đồ,…
  10. Nội dung.
  11. Kết luận. 
  12. Tài liệu tham khảo.  
  13. Phụ lục (nếu có).
Nghiên cứu dàn ý tài liệu báo cáo thực tập
Nghiên cứu dàn ý tài liệu báo cáo thực tập

Quy định trình bày báo cáo thực tập Luật 

Khi tìm hiểu cách viết báo cáo thực tập ngành Luật cho sinh viên thì các quy tắc trình bày là điều không thể bỏ qua. Một số yêu cầu chính:

  • Font chữ: Times New Roman.
  • Cỡ chữ: 13. 
  • Giảng cách dòng (Line spacing): 1.3
  • Thiết đặt lề trang: Trên và dưới là 2 cm, trái là 3 cm, phải là 1,5 cm. 

Xem chi tiết: Yêu cầu trình bày báo cáo thực tập tiêu chuẩn đại học

Yêu cầu về nội dung trong báo cáo thực tập Luật 

Từng trường sẽ có các yêu cầu khác nhau, tuy nhiên cách viết báo cáo thực tập ngành Luật đối với phần nội dung chính cần đảm bảo:

  • Thể hiện kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng cách vận dụng kỹ năng và kiến thức đã học để xử lý vấn đề, sự kiện pháp lý tại đơn vị/cơ quan nơi thực tập.
  • Khuyến khích sinh viên nghiên cứu các tình huống pháp luật mới xảy ra trong thời hạn 5 năm gần nhất. 
  • Sinh viên chọn tình huống nghiên cứu cụ thể tại nơi thực tập, có thể là: Các bản án, phán quyết, hồ sơ tư vấn pháp luật, tranh chấp thương mại, giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế và quản lý tài sản đất đai,…
  • Ưu tiên chọn đề tài/tình huống/sự việc chưa được nghiên cứu. Nếu đề tài đã được nghiên cứu/công bố trước đó, sinh viên cần nêu lý do chọn lại vấn đề và các điểm mới trong nghiên cứu của mình. 
Xác định yêu cầu về nội dung của báo cáo thực tập
Xác định yêu cầu về nội dung của báo cáo thực tập
  • Đề tài báo cáo phải phù hợp với chức năng và lĩnh vực mà cơ quan nơi thực tập hoạt động. 
  • Báo cáo thực tập cần có nhận xét súc tích, cụ thể và được hỗ trợ bằng ví dụ, trích dẫn từ nguồn tài liệu uy tín.
  • Đảm bảo áp dụng kiến thức lý thuyết pháp luật để đưa ra nhận xét và kết luận.

Hành vi cấm khi viết báo cáo thực tập khoa Luật 

Sau khi hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập ngành Luật, Vietthuediemcao sẽ liệt kê những điều cần tránh để không mất điểm oan khi nộp báo cáo:

  • Chỉ được sao chép nguyên văn hoặc tóm lược văn bản pháp luật khi cần phân tích, chứng minh, so sánh hoặc áp dụng vào vụ việc cụ thể (phải có trích dẫn).
  • Bản án, báo cáo, hồ sơ vụ việc chỉ được đưa vào phụ Lục, không được ghi lại nguyên văn trong bài báo cáo.
  • Cấm đạo văn hoặc chép lại kiến thức lý thuyết/điều luật mà không có trích dẫn cụ thể.

Xem thêm: 5 công cụ kiểm tra đạo văn tối ưu cho sinh viên

Tiêu chí chấm điểm báo cáo thực tập ngành Luật

Các tiêu chí quyết định điểm số báo cáo thực tập ngành Luật:

  • Mức độ tuân thủ quy định, quy chế, kỷ luật và nội quy nơi thực tập, đánh giá theo nhận xét cơ quan làm việc. 
  • Tính mới lạ của đề tài/tình huống/sự việc, đồng thời phù hợp với lĩnh vực và chức năng của đơn vị thực tập (nhận tối đa 2 điểm). 
  • Mức độ hiểu và phân tích chính xác tình huống/sự việc (nhận tối đa 4 điểm).
  • Có nhận xét và kết luận rõ ràng về vấn đề pháp lý dựa trên cơ sở lý luận cá nhân (nhận tối đa 4 điểm). 
Hiểu rõ thang điểm và cách chấm báo cáo thực tập
Hiểu rõ thang điểm và cách chấm báo cáo thực tập

Tìm người viết thuê báo cáo thực tập ở đâu? 

Hãy lựa chọn dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập nếu bạn vẫn vẫn chưa tự tin đạt được điểm số cao. Vietthuediemcao sẽ đảm bảo các lợi ích:

  • Bài báo cáo chuẩn chỉnh và đạt chất lượng cao.
  • Cam kết 100% bảo vệ bí mật thông tin khách hàng.
  • Giá cá nhân hóa, tối ưu theo yêu cầu.
  • Giải đáp thắc mắc miễn phí, giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Liên hệ 03838.288.54 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất!

Lời kết 

Như vậy, bạn đã hiểu thêm về cách viết báo cáo thực tập ngành Luật rồi phải không? Mong rằng, với những kiến thức mà Vietthuediemcao chia sẻ đã phần nào giúp quá trình học tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. 

Xem các bài tương tự:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Zalo
0383828854
mhtf3q19hjvl